Saturday, November 7, 2009

A Special Christmas Story The Gift of the Magi by O. Henry

http://www.voanews.com/specialenglish/2008-12-19-voa2.cfm



A Special Christmas Story: The Gift of the Magi by O. Henry

A husband and wife give each other the most special Christmas gift of all. Transcript of radio broadcast:
19 December 2008

ANNOUNCER:
Now, the VOA Special English program, AMERICAN STORIES.
(MUSIC)
We present a special Christmas story called "The Gift of the Magi" by O. Henry. Here is Shep O'Neal with the story.

STORYTELLER:
One dollar and eighty-seven cents. That was all. And sixty cents of it in the smallest pieces of money - pennies. Pennies saved one and two at a time by negotiating with the men at the market who sold vegetables and meat. Negotiating until one's face burned with the silent knowledge of being poor. Three times Della counted it. One dollar and eighty-seven cents. And the next day would be Christmas.

There was clearly nothing to do but sit down and cry. So Della cried. Which led to the thought that life is made up of little cries and smiles, with more little cries than smiles.

Della finished her crying and dried her face. She stood by the window and looked out unhappily at a gray cat walking along a gray fence in a gray back yard. Tomorrow would be Christmas Day, and she had only one dollar and eighty-seven cents to buy her husband Jim a gift. She had been saving every penny she could for months, with this result.

Jim earned twenty dollars a week, which does not go far. Expenses had been greater than she had expected. They always are. Many a happy hour she had spent planning to buy something nice for him. Something fine and rare -- something close to being worthy of the honor of belonging to Jim.

There was a tall glass mirror between the windows of the room. Suddenly Della turned from the window and stood before the glass mirror and looked at herself. Her eyes were shining, but her face had lost its color within twenty seconds. Quickly she pulled down her hair and let it fall to its full length.

Now, Mister and Missus James Dillingham Young had two possessions which they valued. One was Jim's gold time piece, the watch that had been his father's and his grandfather's. The other was Della's hair.

Had the Queen of Sheba lived in their building, Della would have let her hair hang out the window to dry just to reduce the value of the queen's jewels.

So now Della's beautiful hair fell about her, shining like a brown waterfall. It reached below her knees and made itself almost like a covering for her. And then quickly she put it up again. She stood still while a few tears fell on the floor.
She put on her coat and her old brown hat. With a quick motion and brightness still in her eyes, she danced out the door and down the street.

Where she stopped the sign read: "Madame Sofronie. Hair Goods of All Kinds." Della ran up the steps to the shop, out of breath.

"Will you buy my hair?" asked Della.

"I buy hair," said Madame. "Take your hat off and let us have a look at it."

Down came the beautiful brown waterfall of hair.

"Twenty dollars," said Madame, lifting the hair with an experienced hand.

"Give it to me quick," said Della.

(MUSIC)

The next two hours went by as if they had wings. Della looked in all the stores to choose a gift for Jim.

She found it at last. It surely had been made for Jim and no one else. It was a chain -- simple round rings of silver. It was perfect for Jim's gold watch. As soon as she saw it she knew that it must be for him. It was like him. Quiet and with great value. She gave the shopkeeper twenty-one dollars and she hurried home with the eighty-seven cents that was left.

When Della arrived home she began to repair what was left of her hair. The hair had been ruined by her love and her desire to give a special gift. Repairing the damage was a very big job.

Within forty minutes her head was covered with tiny round curls of hair that made her look wonderfully like a schoolboy. She looked at herself in the glass mirror long and carefully.

"If Jim does not kill me before he takes a second look at me," she said to herself, "he'll say I look like a song girl. But what could I do--oh! what could I do with a dollar and eighty-seven cents?"

At seven o'clock that night the coffee was made and the pan on the back of the stove was hot and ready to cook the meat.

Jim was never late coming home from work. Della held the silver chain in her hand and sat near the door. Then she heard his step and she turned white for just a minute. She had a way of saying a little silent prayer about the simplest everyday things, and now she whispered: "Please God, make him think I am still pretty."

(MUSIC)

The door opened and Jim stepped in. He looked thin and very serious. Poor man, he was only twenty-two and he had to care for a wife. He needed a new coat and gloves to keep his hands warm.

Jim stopped inside the door, as immovable as a dog smelling a bird. His eyes were fixed upon Della. There was an expression in them that she could not read, and it frightened her. It was not anger, nor surprise, nor fear, nor any of the feelings that she had been prepared for. He simply looked at her with a strange expression on his face. Della went to him.

"Jim, my love," she cried, "do not look at me that way. I had my hair cut and sold because I could not have lived through Christmas without giving you a gift. My hair will grow out again. I just had to do it. My hair grows very fast. Say 'Merry Christmas!' Jim, and let us be happy. You do not know what a nice-- what a beautiful, nice gift I have for you."

"You have cut off your hair?" asked Jim, slowly, as if he had not accepted the information even after his mind worked very hard.

"Cut it off and sold it," said Della. "Do you not like me just as well? I am the same person without my hair, right?

Jim looked about the room as if he were looking for something.

"You say your hair is gone?" he asked.

"You need not look for it," said Della. "It is sold, I tell you--sold and gone, too. It is Christmas Eve, boy. Be good to me, for it was cut for you. Maybe the hairs of my head were numbered," she went on with sudden serious sweetness, "but nobody could ever count my love for you. Shall I put the meat on, Jim?"

Jim seemed to awaken quickly and put his arms around Della. Then he took a package from his coat and threw it on the table.

"Do not make any mistake about me, Dell," he said. "I do not think there is any haircut that could make me like my girl any less. But if you will open that package you may see why you had me frightened at first."

White fingers quickly tore at the string and paper. There was a scream of joy; and then, alas! a change to tears and cries, requiring the man of the house to use all his skill to calm his wife.

For there were the combs -- the special set of objects to hold her hair that Della had wanted ever since she saw them in a shop window. Beautiful combs, made of shells, with jewels at the edge --just the color to wear in the beautiful hair that was no longer hers. They cost a lot of money, she knew, and her heart had wanted them without ever hoping to have them. And now, the beautiful combs were hers, but the hair that should have touched them was gone.

But she held the combs to herself, and soon she was able to look up with a smile and say, "My hair grows so fast, Jim!"

Then Della jumped up like a little burned cat and cried, "Oh, oh!"
Jim had not yet seen his beautiful gift. She happily held it out to him in her open hands. The silver chain seemed so bright.

"Isn't it wonderful, Jim? I looked all over town to find it. You will have to look at the time a hundred times a day now. Give me your watch. I want to see how it looks on it."

Instead of obeying, Jim fell on the couch and put his hands under the back of his head and smiled.

"Dell," said he, "let us put our Christmas gifts away and keep them a while. They are too nice to use just right now. I sold my gold watch to get the money to buy the set of combs for your hair. And now, why not put the meat on."

(MUSIC)

The magi were wise men--wonderfully wise men--who brought gifts to the Baby Jesus. They invented the art of giving Christmas gifts. Being wise, their gifts were wise ones. And here I have told you the story of two young people who most unwisely gave for each other the greatest treasures of their house. But in a last word to the wise of these days, let it be said that of all who give gifts, these two were the wisest. Everywhere they are wisest. They are the magi.

(MUSIC)

ANNOUNCER:

You have heard the American story "The Gift of the Magi." This story was written by O. Henry and adapted into Special English by Karen Leggett. Your storyteller was Shep O'Neal. The producer was Lawan Davis.
I'm Shirley Griffith.

Một câu chuyện Giáng Sinh đặc biệt: Món quà của Magi
Translated by dunglh, HCM - 07 Nov 2009

Một đôi vợ chồng tặng nhau quà Giáng Sinh đặc biệt nhất.

Người dẫn truyện:
Bây giờ là chương trình tiếng anh đặc biệt, American Stories

(Nhạc)

Chúng tôi giới thiệu một truyện Giáng sinh đặc biệt mang tên “Món quà của nhà thông thái Magi” của nhà văn O.Henry. Và đây là Shep O’Neal với câu truyện.

Người kể truyện:
Một đô la và tám mươi bảy đồng cents. Đó là tất cả. Và 60 cents trong số đó là những đồng tiền nhỏ nhất – đồng pennies. Những đồng pennies này được dành dụm từng cắc một từ những lần ngã giá với những người ở chợ, những người bán cải và thịt. Việc trả giá chỉ kết thúc cho đến khi khuôn mặt của ai đó đỏ ửng với sự hiểu biết thầm lặng vì nghèo khó. Ba lần Della đếm nó, chỉ có một đô la và tám mươi bảy cents. Và hôm sau sẽ là ngày Giáng Sinh.

Có một điều rõ ràng là không có gì để làm ngoài việc ngồi xuống và khóc. Vì thế Della đã khóc. Việc đó dẫn đến suy nghĩ rằng cuộc đời được tạo nên cùng với những tiếng khóc và nụ cười, mà trong đó người ta khóc nhiều hơn cười.

Khi Della khóc xong và lau khô khuôn mặt mình. Cô ta đứng bên cạnh cái cửa sổ và nhìn ra ngoài một cách buồn bã, nhìn vào con mèo xám đang đi dọc theo hàng rào xám trong một sân sau màu xám. Ngày mai sẽ là ngày lễ Giáng Sinh, và cô ấy chỉ có 1 đô la và 87 cents để mua cho chồng cô Jim một món quà. Cô ta dành dụm từng đồng penny khi có thể suốt nhiều tháng trời, và được một kết quả như thế.

Jim kiếm được 20 đô la một tuần, chỉ nhiêu đó không hơn không kém. Những chi tiêu trong nhà lớn hơn cô mong đợi. Lúc nào cũng thế. Cô đã trải qua suốt nhiều giờ lên kế hoạch để mua cái gì đó đẹp cho anh. Cái gì đó tốt và quý hiếm – cái gì đó xứng đáng để tôn kính Jim.

Có một gương kiếng cao giữa những cửa sổ của cái phòng. Bất thình lình Della quay lại từ cái cửa sổ và đứng trước gương soi và nhìn vào chính mình. Đôi mắt cô bừng sáng lên, ngoại trừ cái gương mặt mất sắc chỉ trong 20 giây. Nhanh chóng cô kéo mái tóc xuống và để nó thả suông dài hết cỡ.

Bây giờ, Ông Bà James Dillingham Young có 2 tài sản có giá trị. Một cái là cái đồng hồ bằng vàng của Jim, cái đồng hồ này đã từng là của cha anh, và cũng từng là của ông nội anh. Còn cái kia là tóc của Della.

Giá mà hoàng hậu Sheba sống đối diện cái cửa sổ nhà cô, Della sẽ để tóc buông rơi ra ngoài cửa sổ chỉ để làm giảm đi giá trị những món nữ trang của nữ hoàng.

Vì thế bây giờ mái tóc đẹp của Della ngã về phía cô, chiếu sáng giống như một thác nước nâu. Nó dài đến tận đầu gối cô và làm cho nó giống như một cái áo khoác ôm lấy cô. Và sau đó cô nâng mái tóc lên. Cô đứng tròng một hồi trong khi vài giọt nước mắt lăn xuống sàn nhà.

Cô mặc áo khoác vào và đội một nón cũ của mình. Với một chuyển động nhanh và vẫn sáng tỏ trong đôi mắt cô, cô chạy tung tăn ra ngoài cửa và chạy xuống đường.

Cô dừng lại ở một tấm bảng đề chữ: “Bà Sofronie. Mua bán sản phẩm tóc các loại.” Della chạy lên lầu để tới cửa hàng này, cô thở hổn hển.

“Bà sẽ mua tóc của tôi chứ?” Della hỏi.

Bà ta đáp: “Tôi mua tóc, hãy cởi nón ra và để tôi xem tóc cô thế nào.”

Suối tóc nâu tuyệt đẹp buông xuống.

“Hai mươi đô” bà ta dùng bàn tay đầy kinh nghiệm trong nghề của mình nâng mái tóc lên nói.

“Hãy cắt nó đi và đưa tiền nhanh cho tôi,” Della đáp.

(Nhạc)

Hai giờ đồng hồ trôi qua nhanh như con thoi. Della đã tìm trong mọi cửa hàng để chọn một món quà cho Jim.

Cuối cùng cô ta cũng tìm thấy nó. Cô nghĩ nó được làm chỉ để dành cho Jim chứ không ai khác. Đó là một dây đồng hồ bằng bạc để đeo tay. Nó thì thật hoàn hảo cho cái đồng hồ bằng vàng của Jim. Ngay khi cô thấy nó cô biết nó phải là của anh. Nó cũng giống như con người anh Jim vậy. Tĩnh lặng và đáng quý. Cô đưa người bán hàng 21 đôla và vội vã đi về nhà với 87 đồng cents còn lại.

Khi Della về đến nhà, cô bắt đầu chỉnh trang lại mái tóc của mình. Vì người yêu, cô đã hy sinh mái tóc đẹp của mình, và cô mong ước trao cho anh một món quà thật đặc biệt. Việc chỉnh trang lại mái tóc đã hỏng là một việc làm rất lớn.

Trong vòng 40 phút, đầu cô được bao phủ với những cọng tóc quăn nhỏ, điều đó làm cho cô trông giống một nam sinh một cách kỳ lạ. Cô soi gương nhìn vào chính mình thật lâu và cẩn thận.

“Nếu Jim không giết tôi ngay khi anh nhìn thấy tôi,” cô nói với bản thân mình, “anh ấy sẽ nói tôi trông giống như gái gọi. Nhưng tôi có thể làm gì cơ chứ -- trời ơi! Tôi có thể làm gì với 1 đôla và 87 cents cơ chứ?”

Lúc 7 giờ tối hôm đó, café đã được pha và cái chảo ở phía sau cái bếp cũng được nấu và sẵn sàng để dọn bữa ăn tối lên.

Jim không bao giờ đi làm về nhà trễ. Della cầm cái vòng bạc trên tay và ngồi gần cửa trước. Sau đó cô nghe thấy bước chân của anh và mặt cô chuyển sang trắng tái chỉ trong chốc lát. Cô có một cách nói một lời cầu nguyện thầm lặng về những điều đơn giản nhất mỗi ngày, và bây giờ cô thầm cầu nguyện: “Chúa ơi, cầu mong sao anh ấy nghĩ con vẫn còn xinh đẹp.”

(Nhạc)

Cái cửa mở và Jim bước vào. Anh trông gầy và nghiêm nghị. Người đàn ông nghèo này chỉ mới 22 tuổi và anh phải chăm lo cho một người vợ. Anh cần một áo khoác mới và đôi găng tay để giữ ấm đôi tay mình.

Jim dừng lại ngay sau khi bước vào cửa, anh đứng bất động giống như một người nào đó bị con chó ngửi vào người họ. Đôi mắt anh cứ nhìn chăm chăm vào Della. Có một cảm giác rất lạ trong đôi mắt anh mà cô không thể đoán hiểu được, và nó làm cho cô sợ. Cảm giác thật kỳ lạ, kỳ lạ ở chỗ nó trông không giận dữ, cũng không ngạc nhiên, không sợ hãi, và cũng không phải là cảm giác trong số những cảm giác mà cô đã chuẩn bị trước. Anh chỉ đơn giản nhìn cô với một cảm giác thật lạ trên khuôn mặt. Della đi tới anh ta và khóc:

“Jim anh yêu, đừng nhìn em như thế. Em đã cắt tóc của mình đi và bán nó rồi bởi vì em không thể sống qua mùa Giáng sinh này mà không tặng cho anh món quà nào. Tóc em sẽ dài ra thôi mà. Em sẽ phải để tóc dài mà. Tóc em dài nhanh lắm. Nào hãy nói “Chúc mừng Giáng sinh!” đi anh Jim, và để chúng ta cùng có những giây phút hạnh phúc. Anh vẫn chưa biết cái món quà thật thật đẹp tuyệt vời em đang dành cho anh đâu.”

“Em đã cắt tóc rồi hả?” Jim chậm rãi hỏi như thể anh chưa nhận được thông tin đó thậm chí sau khi đầu óc anh đã làm việc rất vất vả để cố hiểu nó.

“Cắt và bán rồi anh ạh,” Della nói, “Anh không yêu em nữa sao? Em vẫn chính là em thôi mà chỉ có điều không còn mái tóc đó nữa, đúng không?”

Jim nhìn quanh phòng như thể anh đang tìm kiếm cái gì đó.

“Em nói tóc em không còn nữa àh?” anh ta hỏi.

“Anh không cần tìm nó đâu,” Della nói, “Nó bị bán đi rồi, Em nói cho anh biết là nó bị bán và cũng mất tiêu rồi. Hôm nay là đêm Giáng sinh mà anh. Hãy tốt với em, vì em đã cắt bỏ nó đi vì anh đó. Có lẻ tóc trên đầu em cũng có số của nó,” cô ta nói tiếp bằng những lời nói ngọt ngào nghiêm túc, “nhưng không ai có thể đếm được tình yêu em dành cho anh. Để em dọn thức ăn lên nhé anh Jim?”

Jim dường như nhanh chóng bừng tỉnh và quàng tay ôm lấy Della. Sau đó anh lấy gói quà từ trong áo khoác anh ra và để nó lên bàn.

“Đừng hiểu lầm anh Della ạh,” anh ta nói, “Anh vẫn yêu em dù cho tóc em có như thế nào đi nữa. Nhưng nếu em mở gói quà đó ra em có thể sẽ biết tại sao anh đã làm cho em sợ lúc nãy.”

Những ngón tay trắng mịn nhanh chóng tháo gói quà ra. Có một tiếng thét lên vì vui sướng; và sau đó, ối trời ơi! Chuyển sang khóc nức nở vì vui sướng, cô khóc đến nỗi khiến Jim phải dùng hết tất cả kĩ năng của mình để kìm lại sự xúc động của cô.

Vì đó là bộ kẹp tóc – một bộ kẹp tóc đặc biệt để kẹp mái tóc của cô, cái mà Della từng mong ước có nó kể từ lúc cô thấy nó ở trong tủ trưng bày ở cửa hàng. Những cái kẹp tóc đẹp này làm bằng vỏ sò được đính thêm trang sức ở cạnh của nó – tuy thế, cái kẹp tóc đẹp dành để đeo trên mái tóc đẹp này, cái mái tóc giờ không còn của cô nữa. Nó trị giá rất nhiều tiền, cô biết điều đó, và cô từng ao ước muốn có chúng nhưng không bao giờ hy vọng sẽ có được nó. Và giờ đây, cái kẹp tóc đẹp này là của cô, nhưng mái tóc cô, mái tóc mà đáng lẽ ra sẽ được đeo nó thì đã không còn.

Nhưng cô cầm giữ cái kẹp tóc bên mình, và ngay lập tức cô mỉm cười và nói, “Tóc em dài nhanh lắm anh ạh!”

Sau đó Della nhảy tởn lên giống như con mèo nhỏ bị cháy và kêu lên, “Oh, oh!”

Jim vẫn chưa thấy món quà đẹp của anh ấy. Cô hạnh phúc lấy nó ra và đưa cho anh bằng đôi tay rộng mở của mình. Cái dây đồng hồ bằng bạc sáng chói.

“Đẹp không anh Jim? Em đi khắp phố để tìm nó đó. Giờ đây anh sẽ phải nhìn cái đồng hồ này hàng trăm lần mỗi ngày. Nào đưa cho em đồng hồ của anh đi. Em muốn xem nó trông như thế nào.”

Thay vì vâng lời làm theo lời cô ấy, Jim ngã người ra ghé dài và đặt 2 tay dưới sau đầu của mình và mỉm cười.

“Dell em yêu,” anh nói, “chúng ta hãy để quà Giáng sinh của chúng ta qua một bên và giữ chúng lại trong chốc lát. Chúng là những món quà đẹp. Anh đã bán cái đồng hồ bằng vàng của anh để lấy tiền mua bộ kẹp tóc rồi. Và bây giờ, sao chúng ta không dọn đồ ăn lên nào.”

(Nhạc)

Magi là một người thông thái – một người thông minh tuyệt vời – người mang quà tặng cho Bé Jesus. Ông đã phát minh ra nghệ thuật tặng quà Giáng sinh. Là người thông minh, quà của họ cũng là những vật thông minh. Và ở đây tôi đã kể cho bạn câu truyện về đôi vợ chồng trẻ - những người hầu như không thông minh khi trao tặng cho nhau những báu vật quý giá nhất trong nhà. Nhưng trong những từ ngữ về sự khôn ngoan còn sót lại trong những ngày nay, trong số những người trao tặng quà cho nhau, 2 người này là những người thông minh nhất. Bất cứ đâu họ cũng là những người thông minh nhất. Họ là magi.

(Nhạc)

Người dẫn truyện:

Bạn đã nghe truyện “Món quà của của nhà thông thái Magi.” Câu truyện này được viết bởi O.Henry và chuyển thể sang Specail English bởi Karen Leggett. Người kể truyện là Shep O’Neal. Nhà sản xuất là Lawan Davis.

Còn tôi là Shirley Griffith.

Monday, October 19, 2009

Yesterday Once More

Yesterday Once More
Artist(Band):Carpenters



When I was young
I'd listened to the radio
Waitin' for my favorite songs
When they played I'd sing along
It made me smile

Those were such happy times
And not so long ago
How I wondered where they'd gone
But they're back again
Just like a long lost friend
All the songs I loved so well

(*) Every Sha-la-la-la
Every Wo-wo-wo
Still shines
Every shing-a-ling-a-ling
That they're starting to sing
So fine

When they get to the part
Where he's breakin' her heart
It can really make me cry
Just like before
It's yesterday once more

Lookin' back on how it was
In years gone by
And the good times that I had
Makes today seem rather sad
So much has changed

It was songs of love that
I would sing to then
And I'd memorize each word
Those old melodies
Still sound so good to me
As they melt the years away

Repeat (*)

All my best memories
Come back clearly to me
Some can even make me cry
Just like before
It's yesterday once more

Repeat (*)

Quá khứ ơi, hãy thêm 1 lần nữa đi
Translated by dunglh – HCM, 19 Oct 2009

Hồi tôi còn nhỏ
Tôi thường lắng nghe radio
Đợi chờ những bài hát tôi yêu thích
Khi ca sĩ hát, tôi hát theo họ
Điều đó làm cho tôi vui thích

Đó là những khoảng thời gian hạnh phúc của tôi
Và nó cách đây cũng không quá lâu
Tôi tự hỏi nó đã trôi đi như thế nào, và đi đâu
Nhưng chúng giờ đang quay lại với tôi
Giống như gặp lại một người bạn thất lạc đã lâu
Tôi gặp lại tất cả những bài hát mà tôi từng yêu thích quá nhiều

(*) Từng điệu ngân nga Sha-la-la-la
Từng điệu Wo-wo-wo
Vẫn sáng rõ trong tôi
Từng điệu shing-a-ling-a-ling
Và họ đang bắt đầu cất tiếng hát
Thật hay

Khi ca sĩ hát đến cái phần
Đoạn mà người con trai làm tổn thương cô gái
Điều đó thật sự khiến tôi khóc
Giống như hồi trước đây
Cảm giác ngày hôm qua trở lại với tôi lần nữa

Nhìn lại quá khứ
Vào những năm tháng đã trôi qua
Và những khoảng thời gian tuyệt vời tôi đã có
Điều đó làm cho tôi thấy hôm nay có vẻ hơi buồn
Giờ chúng có quá nhiều thay đổi

Nó là những bản tình ca
Tôi từng hát lúc đó
Và tôi nhớ từng lời một

Những giai điệu xưa đó
Vẫn nghe thật hay với tôi
Dù cho chúng đã tan biến mất nhiều năm

(*)

Tất cả những kỷ niệm đẹp nhất của tôi
Trở lại với tôi một cách rõ ràng
Một vài kỷ niệm trong số đó thậm chí có thể làm tôi khóc
Giống như trước đây
Cảm giác ngày hôm qua trở lại với tôi

Friday, September 4, 2009

MONDAY MORNING – Peter Paul & Marry


Để download bài hát này, click vào đây






“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc.
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không” ~ Mùa VuLan ~






MONDAY MORNING – Peter, Paul & Marry

Early one morning, one morning in spring
To hear the birds whistle the nightingales sing
I met a fair maiden who sweetly did sing
"I'm going to be married next Monday morning."

"How old are you my fair young maid?"
Here in this valley this valley so green
”How old are you my fair young maid?"
"I'm going to be sixteen next Monday morning."

"Well sixteen years old, that's too young for to marry
So take my advice, five years longer to tarry
For marriage brings troubles and sorrows begin
So put off your wedding for Monday morning."

"You talk like a mad man, a man with no skill
Two years I've been waiting against my own will
And now I'm determined to have my own way
And I'm going to be married next Monday morning

Next Monday morning the bells they will ring
My true love will buy me a gay gold(en) ring
Also he'll buy me a new pretty gown
To wear at my wedding next Monday morning"

"Next Monday night when I go to my bed
And I turn round to the man that I've wed
Around his middle my two arms I will fling,
And I wish to my soul it was Monday morning."

Sáng thứ hai

* Cô gái trẻ, rất trẻ, mới 16 tuổi chuẩn bị kết hôn, bất chấp lời khuyên của người đàn ông từng trải. Cô tưởng tượng ra một buổi sáng thứ 2 với áo cưới đẹp, nhẫn vàng xinh…thế rồi vào tối thứ 2, cô ước gì tâm hồn vẫn đẹp như sáng thứ hai hồi nào…nhưng nó đã là quá khứ “it was Monday morning”

~ Mùa VuLan, translated by dunglh, 04-Sep-09(16-Jul-09, lunar calendar- my birthday) ~

Vào một buổi sáng sớm mùa xuân
Nghe tiếng chim hót, sơn ca hát líu lo
Tôi đã gặp một thiếu nữ trẻ, người hát một cách ngọt ngào
“Tôi sẽ lấy chồng sáng thứ hai tới.”

“Em bao nhiêu tuổi hỡi em gái trẻ xinh đẹp của tôi”
Ở đây trong thung lũng này, thung lũng quá tươi xanh này
“Em bao nhiêu tuổi hỡi em gái trẻ xinh đẹp của tôi”
“Em sẽ 16 tuổi vào sáng thứ hai tới.”

“Ồ, 16 tuổi thì quá trẻ để kết hôn
Hãy nghe tôi, hoãn lại thêm 5 năm nữa
Vì hôn nhân mang lại phiền phức và những nỗi buồn sẽ bắt đầu
Thế thì hãy vứt bỏ đám cưới cho buổi sáng thứ hai.”

“Anh nói giống như 1 người điên, một người không có kỹ năng sống
Suốt hai năm qua tôi đã đợi chờ bất chấp ‎ý chí của riêng tôi
Và bây giờ tôi xác định phải có lối đi cho riêng mình
Và tôi sẽ lấy chồng sáng thứ hai tới này

Sáng thứ hai tới chuông nhà thờ sẽ ngân vang
Tình yêu đích thực của tôi sẽ mua cho tôi một chiếc nhẫn vàng sặc sỡ
Anh ấy cũng sẽ mua cho tôi một áo cưới mới xinh đẹp
Để mặc lúc đám cưới vào buổi sáng thứ hai tới‎‎”

“Đêm thứ hai tới khi tôi đi ngủ
Và tôi quây quanh người đàn ông tôi đã cưới
(quỳ xuống)Hai cánh tay tôi ở khoảng chừng ngang hông anh ấy, tôi sẽ khấn vái,
Và tôi ước cho tâm hồn tôi, tâm hồn như hồi sáng thứ hai”.

Saturday, August 22, 2009

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH(3)

Hai bài trước đây, tôi nói về việc nghe ‘âm thanh’ của tiếng Anh, có nghĩa là làm sao phân bit được các âm vi nhau đến ni, dù không hiu câu y nói gì, cũng có th lp li đúng li người ta nói ra (câu càng dài thì k năng nghe ca mình càng cao). Dĩ nhiên, có nhng người được ‘l tai âm nhc’ thiên phú nên phân bit âm thanh rt nhanh. Ví d em Wendy Võ, mt nhi đng gc Vit ti North Carolina (tên Vit Nam là Võ th Ngc Dim). Năm nay em mi 8 tui mà đã nói được 11 th tiếng và son 45 bn nhc. Em có kh năng lp li mt câu nói bng bt c ngôn ng nào trên thế gii, mà không cn hiu nghĩa. Thế nhưng thường thường, người ta phi mt nhiu thi gian đ phân bit các âm trong mt ngôn ng mi, tuy nhiên TT C MI NGƯỜI đu có kh năng này, bng chng là không mt người nào trên trái đt (tr người điếc) là không th nghe và nói ngôn ng m đ ca mình.

Nếu thời gian qua, các bạn đã lắng nghe âm thanh tiếng Anh thôi, thì đến nay, hẳn bạn đã nhận thấy rằng bỗng dưng có một số từ hay cụm từ mình nghe rõ ràng hơn xưa, đặc biệt là những con số và những danh từ riêng (của các nhân vật, các địa danh … ), và những từ mình đã quen thuộc. Có những đoạn bạn nghe một thời gian dài 5-15 phút (như trên TV) rồi bỗng thấy mình ‘hiểu’ cơ bản nội dung chương trình đó.

Như thế là các bạn đã nghe tiếng Anh. Nhưng dù muốn dù không, khi nghe một ngôn ngữ mà chỉ nghe âm thanh thôi, thì cũng giống như mình nghe nhạc (không lời), hay nghe tiếng gió, tiếng chim. Nếu chỉ nghe như thế thì không đáng bỏ công, vì ngôn ngữ cốt là để truyền tin (truyền một thông tin). Nếu ta không nắm được thông tin bên dưới âm thanh phát ra bằng tiếng Anh, thì kể như chúng ta không ‘nghe’ được tiếng Anh. Vì thế, điều chúng ta cần học lại trước hết là nghe tiếng Anh (như một âm thanh thuần túy) để tiến đến bước sau cùng (mà bình thường người học ngoại ngữ xem là bước đầu tiên), ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là ‘hiểu’ một thông tin.

Vì thế, sau hai bài để nói về cách nghe tiếng Anh, hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn, ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là nắm bắt nội dung của thông tin qua một chuỗi âm thanh bằng tiếng Anh.

Nghe tiếng Anh và ‘nghe’ tiếng Anh

1. ‘Nghe’ trong ngữ cảnh.

Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau (nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!). Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) ‘oubou’ mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau:

- To play the ‘oubou’ you need to have strong arms.

- The ‘oubou’ is considered one of the most difficult instruments to play.

- The ‘oubou’ is very difficult to play, because Karen must force air at very high pressure into the tiny double reed.

Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm ‘oubou’ chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để ‘chơi’. Như thế là đã ‘hiểu’ một cách tổng quát. Lần 2, với từ ‘instrument’ bạn biết rằng đó là cái để ‘chơi’ nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc. Lần thứ ba, với cụm từ ‘must force air’ thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ… Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn):

The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different!

Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là ‘oubou’ thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tra từ điển!)

Ps: Đây cũng là vấn đề ‘hiểu’ một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì ‘kèn ô-boa’ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn. Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’ thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale.

2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh.

Ta thường nghĩ rằng: ‘một từ thì có một nghĩa nhất định’. Hoàn toàn sai.

- Thử tra từ ‘tiêu cực’ trong từ điển: negative. Như thế, ‘một cán bộ tiêu cực’ phải được dịch là ‘a negative cadre’! Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói ‘negative’, thì người Việt hiểu là ‘tiêu cực’; nhưng khi người Việt nói ‘tiêu cực’, thì người Anh không thể hiểu là ‘negative.’

- Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó. Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp!

Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói ‘Oh my! No more gas’ thì ta hiểu ngay rằng ‘gas’ chính là ‘xăng’, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt!

Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng. Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.

3. Nghe với tất cả giai điệu của câu.

Trong phần đầu tôi nói rằng khi ‘nghe’ một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm). Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải ‘nghe’ cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ ‘hate’ là ta hiểu ngay: ghét!

Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là ‘Em ghét anh'! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng!

Và cách nhấn câu cũng thế. Ví dụ trong câu sau đây:

I didn’t say Paul stole my watch!

Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 cách khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I - didn’t - say - Paul - stole - my - watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn:

I didn’t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!)

I didn’t say Paul stole my watch! (No! I didn't act like that)

I didn’t say Paul stole my watch! (I disclosed by another way, but I didn't SAY) v.v

Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên nghe (và nói) đúng cao độ của một từ (đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi - ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa ? và ~, trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng). Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói.

Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You're joking/kidding! Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối!

Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm. Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán. Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc lốc (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều.

4. Nghe với những gì một từ bao hàm.

Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn. Đối với một đảng viên đảng Cộng Sản hay một cảm tình viên, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều dịu dàng cao đẹp, còn đối với người chống cộng, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều xấu xa, độc ác! Trong khi denotation của nó chỉ là một triết thuyết như trăm ngàn thuyết thuyết khác, mà dù thích dù không, người ta cũng phải dùng để chỉ định triết thuyết do Karl Marx đề ra! Từ đó, câu nói 'You're a communist!' có thể là một lời khen nồng ấm hoặc là một lời chỉ trích thậm tệ, tùy theo connotation của nó.

Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa (synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: father/mother không hoàn toàn là cha/mẹ - và daddy/mummy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). "Nghe" tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe.

Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn ‘nghe’ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để bộc lộ tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh.

(Trái lại xướng ngôn viên Việt Nam nhiều khi chưa làm chủ được tình cảm mình trong quá trình đọc một bản tin, và người ta thấy ngay là xướng ngôn viên vui mừng hay bực tức, tán đồng hay bất đồng, với nội dung bản tin mình đọc. Còn người viết bản tin thì dùng những từ có connotation: ví dụ trước kia, khi nói đến một tổng thống Mỹ thì bao giờ cũng là ‘tên Kennedy’ hoặc ‘tên tổng thống Kennedy’. Còn hiện nay thì ‘Ngài tổng thống Bush’, mà ít khi nói một cách trung lập: Tổng Thống G. Bush. Trong khi đó, hầu như không bao giờ nghe trong một bản tin: ‘Cố chủ tịch Hồ Chí Minh’, mà lúc nào cũng là ‘Bác Hồ’. Thuật ngữ ‘Bác Hồ’ mặc nhiện tiềm ẩn một tình yêu thương và kính trọng đến độ cụm từ ‘cố chủ tịch Hồ Chí Minh’, vốn là một cụm từ neutral, lại trở thành một cụm từ ‘thất kính, xem thường’ đối với ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh’!)

5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm.

Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ. Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng ‘nghe’ tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ. Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có. Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì 'hay' hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã ‘nghe’ được tiếng Anh.

Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm ‘r’ trong bài “Đây Mùa Thu Tới”:

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Wind

I saw you toss the kites on high

And blow the birds about the sky;

And all around I heard you pass,

Like ladies’ skirts across the grass..

Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm ‘r’ và ‘s’ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài).

Kết luận:

Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề ‘nghe’ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.

Qua loạt bài này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc script, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển - như vẫn làm từ trước đến nay - giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình. Tôi chỉ nhắc lại một điều này:

Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn script - học từ - kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe. Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái.

Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa.

Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự 'nghe' được tiếng Anh!

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH(2)

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TING ANH (2)

- NGHE BẰNG TAI -

Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.

(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình)

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.

Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam - chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - và những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i) (ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả.

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc -rôl / -rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.

Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.

Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như vậy, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Do đó, ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

Để hoàn tất bài chia sẻ này, trong tương lai, tôi sẽ viết về một khía cạnh khác: Nghe tiếng Anh và ‘Nghe’ tiếng Anh.